Ethanol Loài ong và các hóa chất độc hại

Ảnh hưởng của say lên ong

Một con ong khi chìa vòi, hoặc lưỡi của nó ra.

Việc đưa một số chất hóa học nhất định — chẳng hạn như ethanol hoặc thuốc trừ sâu hoặc các chất sinh hóa độc hại phòng thủ do thực vật tạo ra — vào môi trường của ong có thể khiến ong mất phương hướng và biểu hiện những hành vi bất thường. Với số lượng đủ lớn, những hóa chất này có thể gây ngộ độc và thậm chí giết chết ong. Tác dụng của rượu đối với ong đã được công nhận từ lâu. Ví dụ, John Cumming đã mô tả tác động này trong một ấn phẩm xuất bản năm 1864 nói về việc nuôi ong.[4]

Khi ong bị say do uống ethanol hoặc bị ngộ độc các hóa chất khác, khả năng giữ thăng bằng của ong sẽ bị ảnh hưởng và vì thế bị chao đảo khi bò trên mặt phẳng. Nhóm của Charles Abramson thuộc Đại học Bang Oklahoma đã đưa những con ong bị say lên bánh xe chạy, họ nhận thấy bầy ong gặp phải nhiều khó khăn trong việc di chuyển.

Khi ong bị say, chúng thường dành nhiều thời gian để bay hơn. Khi say đến một mức độ nhất định, ong sẽ chỉ nằm ngửa ra rồi lắc lư đôi chân. Những con ong say rượu cũng thường gặp nhiều tai nạn trong quá trình bay hơn. Một số con vì tiêu thụ ethanol mà say đến mức không thể tìm đường trở lại tổ, vì lẽ ấy nên chúng cũng sớm chết.[5] Bozic và đồng nghiệp của mình (2006) đã phát hiện ra rằng việc tiêu thụ các chất có cồn của ong mật làm gián đoạn các hành vi kiếm ăn và xã hội, và có một số tác động tương tự như ngộ độc thuốc trừ sâu.[6] Một số con ong còn trở nên hung hãn hơn sau khi tiêu thụ các chất chứa cồn.[7]

Sử dụng ong trong mô hình ngộ độc ethanol

Vào năm 1999, nghiên cứu của David Sandeman đã phần nào giúp người ta nhận thấy giá trị tiềm năng của các mô hình hiện tượng ngộ độc rượu ở ong trong việc hiểu thêm về tình trạng nhiễm độc ethanol ở động vật có xương sống và thậm chí là ở người:

"Những bước tiến của chúng ta để hiểu thêm về hệ thần kinh trong ba thập kỷ vừa qua là rất ấn tượng, đến từ cách tiếp cận đa diện trong việc nghiên cứu cả động vật có và không có xương sống. Một sản phẩm phụ gần như bất ngờ của việc khảo sát song song hệ thần kinh của động vật có xương sống và không xương sống được khám phá trong bài báo này là cái nhìn nổi bật về một mạng lưới phức tạp các sự tương đồng và hội tụ tiến hóa được thể hiện trong cấu trúc và chức năng hệ thần kinh của hai nhóm động vật cận ngành lớn này."[8]

Các nhà khoa học tại Đại học Bang Ohio, Đại học Bang Oklahoma, Đại học LjubljanaSlovenia và các địa điểm khác đã nghiên cứu hành vi của ong mật như một mô hình tiềm năng để nghiên cứu về tác động của rượu đối với con người. Tại Đại học Bang Oklahoma, nghiên cứu của Abramson đã tìm thấy mối tương quan đáng kể giữa phản ứng của ong và các động vật có xương sống khác khi tiếp xúc với ethanol:

"Mục đích của thí nghiệm này là để kiểm tra tính khả thi của việc tạo ra một mô hình động vật tiêu thụ ethanol thí nghiệm trên các loài côn trùng có tính xã hội.... Các thí nghiệm trên sự tiêu thụ, vận động và học tập cho thấy rằng việc tiếp xúc với ethanol ảnh hưởng đến hành vi của ong mật giống như cách việc này tác động lên các loài động vật có xương sống tương đồng."

Do đó, người ta nhận thấy rằng "hệ thần kinh của ong mật có điểm tương đồng với hệ thần của động vật có xương sống".[9][10] Những điểm tương đồng này đủ rõ ràng để các nhà nghiên cứu có thể lấy thông tin về hoạt động của não người từ cách ong phản ứng với một số hóa chất. Julie Mustard, một nhà nghiên cứu tại Bang Ohio, giải thích rằng:

“Ở cấp độ phân tử, bộ não của ong mật và con người hoạt động giống nhau. Biết được việc sử dụng rượu dài hạn ảnh hưởng như thế nào đến các gen và protein trong não ong mật có thể giúp chúng ta hiểu được việc nghiện rượu ảnh hưởng như thế nào đến trí nhớ và hành vi của con người, cũng như về cơ sở phân tử của chứng nghiện rượu. " [9][11]

Việc đánh giá mô hình ong dùng để nghiên cứu sự ngộ độc ethanol ở động vật có xương sống chỉ mới bắt đầu, nhưng việc này mang nhiều hứa hẹn. Các con ong được cho ăn dung dịch ethanol và người ta sẽ quan sát hành vi của chúng. Các nhà nghiên cứu đặt các con ong vào những chiếc nịt nhỏ và cho chúng ăn các loại rượu có nồng độ khác nhau được hòa cùng dung dịch đường. Các bài kiểm tra về khả năng vận động, kiếm ăn, tương tác xã hội và tính hiếu chiến được thực hiện. Mustard đã lưu ý rằng "Rượu ảnh hưởng đến ong và con người một cách cách tương tự - nó làm suy yếu chức năng vận động cùng với quá trình học tập và xử lý trí nhớ." Các tương tác của ong với antabuse (disulfiram, một loại thuốc phổ biến dùng để điều trị chứng nghiện rượu) cũng đã được thử nghiệm.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Loài ong và các hóa chất độc hại http://www.alcoholism-cer.com/pt/re/alcoholism/abs... http://www.unboundmedicine.com/medline/ebm/record/... http://ndsuext.nodak.edu/extpubs/plantsci/pests/e4... http://ir.library.oregonstate.edu/xmlui/bitstream/... http://www.stanford.edu/~rawlings/nora.htm http://edis.ifas.ufl.edu/AA145 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10968652 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12785614 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15362379 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16905444